Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng hết e-mailling. Vậy tại sao lại xảy ra như thế? Các doanh nghiệp không biết gửi gì? Nội dung như thế nào? Hoặc không biết làm thế nào cho đúng? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiều hơn về cách viết newsletter.
Theo thống kê từ lâu, 80% doanh thu chỉ đến từ 20% khách hàng cũ. Do đó bạn phải biết cách chăm sóc, để những khách hàng đó không bị đối thủ kéo đi. Communication là rất cần thiết để duy trì và xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Một trong những kênh truyền thông là một bản Newsletter được viết đúng. Có thể liên kết với các dự án khác như Club khách hàng, các ưu đãi cho khách hàng trung thành hoặc khách hàng VIP.
Trước hết phải đảm bảo rằng bạn phải biết tận dụng các địa chỉ email của khách hàng thực tế của bạn. Kết quả sẽ khác so với khi bạn gửi cho một list khách hàng chung chung. Vì vậy hãy dành một ít thời gian và công sức thu thập các địa chỉ của khách hàng.
Chú trọng vào Chủ đề
Đây sẽ là điều mà khách hàng sẽ chú ý đầu tiên khi nhận được newsletter của bạn. Tên công ty đã hiển thị trong địa chỉ mail, do đó bạn không cần phải nhắc lại thêm lần nữa trong Chủ đề. Để thu hút sự chú ý hơn nên sử dụng một slogan thật hấp dẫn hoặc một câu dẫn dụ liên quan đến một trong những khuyến mãi từ thư của bạn.
Ví dụ như, thường trước tết các đối thủ cạnh tranh của bạn gửi email giảm giá, hãy sử dụng trí óc sáng tạo của bạn và tạo nên những thứ original. Tất nhiên bạn không muốn email của mình sẽ vào thùng rác của khách hàng, cùng với những email nhàm chán khác. Do đó đừng bao giờ đánh giá thấp tiêu đề của thư bạn.
Người dùng sẽ chỉ chú ý email bạn khoảng 5 giây nên newsletter của bạn không nên tạo cảm giác như một email quảng cáo.
Một điều bạn nên lưu ý là lỗi chính tả. Hãy đảm bảo rằng các tiêu đề được hiển thị đúng.
Đừng đánh giá thấp tiêu đề (headline)
Sau khi bạn có một chủ đề email hấp dẫn mà đi theo đó là một headline không ấn tượng. Nếu không có một tiêu đề hay, bạn sẽ khó có thể bắt kịp với phần còn lại của e-mail mà bạn đã bỏ lỡ ngay từ đầu. Vậy nên hãy chào đón khách hàng của bạn bằng những thông điệp ấn tượng
Vì vậy, nếu bạn không ở trong giỏ hàng lâu trước đây. Đừng quên chào đón và bắt đầu một thông điệp ấn tượng mà không mang tính chất quảng cáo.
Bạn hãy tưởng tượng bạn là khách hàng và phiên bản nào thu hút bạn hơn:
“Dear anh/chị,
Chúng tôi muốn thông báo cho bạn về một sự kiện mới tại cửa hàng của chúng tôi…”
Theo bạn thì bạn muốn đọc tiếp email này nữa không. Hãy thử viết ví dụ như sau:
“Giảm giá ít nhất 70% mừng khai trương cửa hàng…”
Nên viết tiêu đề có thể nói thất cả mọi thứ mà bạn có.
- Lợi ích dành cho khách hàng – lời khuyên bổ ích, hấp dẫn, hướng dẫn, tin tức mới, thú vị,…
- Những tiêu đề dành cho một nhóm đối tượng – Những sai lầm phổ biến nhất của các bà mẹ bỉm sữa hoặc là Những người giàu, họ thường làm gì vào buổi sáng,…
- Hấp dẫn – thông tin mới nhất, phát hiện mới,…
Tránh dấu chấm than, viết hoa
Nếu bạn viết quá nhiều dấu chấm than đem đến cảm giác không chuyên nghiệp, hổ báo. Nó làm bạn muốn hét vào khách hàng và làm cho khách hàng không muốn mua sản phẩm của bạn hơn. Và đối với viết hoa cũng vậy, cho nên tốt nhất đừng lạm dụng nó. Nếu bạn muốn nhấn mạnh một phần nào đó, chỉ cần tô đậm hoặc làm lớn font chữ.
Đi thẳng vào vấn đề
Đừng vòng vo quá lâu với những thông tin không liên quan. Hãy đi vào trọng tâm mục bài viết.
Nó là cái gì, tại sao tôi cần nó, tôi mua nó ở đâu,… đó có thể là những câu hỏi mà khách hàng tiềm năng của bạn tự đặt ra. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi đó.
Không nên viết dài dòng về quan điểm của bạn, mà hãy viết về những vấn đề, mong muốn, mong đợi của khách hàng.
Tận dụng thông tin khách hàng
Tiếp cận khách hàng bằng tên của họ và chỉ gửi cho họ những tin tức và bài viết có liên quan. Hãy cố gắng thêm một số thông tin cụ thể cho khách hàng để cho khách hàng biết là mình hiểu họ như thế nào và sản phẩm của mình sẽ hiệu quả đối với khách hàng ra sao. Hãy phân tích những hành vi, sở thích, thông tin khách hàng để gửi những email đi vào trọng tâm nhất.
Cố gắng hài hước, đừng nghiêm trọng quá
Hãy tưởng tượng nếu bạn nhận được một newsletter thì nó phải như thế nào mà bạn muốn đọc tiếp. Nên cố gắng viết đừng văn bản quá mà viết nhưng bạn thường nói.
Đừng quên nút Call to action và Unsubscribe
Xem lại phản hồi của khách hàng
Sau lượt gửi mail bạn nên kiểm tra và thống kê lại để biết bạn sẽ phải làm gì và làm thế nào để cải thiện trong lần tiếp theo.
Với những người đang sử dụng hệ thống quản trị Kici3 ERP thì bạn có thể gửi qua hệ thống trong phân hệ Gửi Mail hàng loạt.
Trong đó bạn có thể theo dõi bao nhiêu email đã được gửi, bao nhiêu email đã được nhận, bao nhiêu email đã được mở và trả lời, bao clicks vào lind và bao nhiêu email bị trả về.